Béo Phì Nhẹ Cũng Làm Tăng Nguy Cơ Mắc COVID-19
Béo Phì Nhẹ Cũng Làm Tăng Nguy Cơ Mắc COVID-19
Theo như bài báo trước đã nói về vai trò của cân nặng giúp kéo dài tuổi thọ. Và những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ lây nhiễm COVID- 19. Một báo cáo được công bố trên phiên bản trực tuyến ngày 15 tháng 5 của Tạp chí Nội tiết Châu Âu cho thấy béo phì nhẹ cũng là một yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng cho những trường hợp lây nhiễm COVID-19.
Đã từng có rất nhiều báo cáo nhận định rằng béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, hầu hết những báo cáo này chỉ kiểm tra những trường hợp cực kỳ béo phì với chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) từ 40 trở lên còn đối với những người béo phì nhẹ thì không rõ ràng. Nhưng nghiên cứu lần này cho thấy dù béo phì nhẹ với chỉ số BMI từ 30- 34.9 cũng là yếu tố tăng mức độ nghiêm trọng cho tình trạng suy hô hấp và trường hợp phải tiếp nhận chăm sóc đặc biệt (ICU). Matteo Rottoli cùng các cộng sự từ trường đại học Bologna (Ý) đã nghiên cứu 482 bệnh nhận nhiễm COVID-19 được công bố từ ngày 1/3 đến 20/4 từ 18 tuổi trở lên, khi đã loại trừ 34 trường hợp không có dữ liệu về BMI trong tổng số 516 người nhiễm bệnh liên tiếp. Kết quả cho thấy sau 30 ngày nghiên cứu dựa theo chỉ số BMI. Trong số những bệnh nhân có BMI từ 30 trở lên, 54 trường hợp (51.9%) bị suy hô hấp, 38 người (36.4%) phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), 26 người (25.0%) phải xử lý bằng hô hấp nhân tạo và 31 bệnh nhân (29.8%) tử vong trong 30 ngày.
Sau khi đã điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, bệnh cao huyết áp, tiểu đường cấp độ 2, việc phân tích hồi qui Logistic đã kiểm tra ra nguy cơ ảnh hưởng của người béo phì trên nhóm người có chỉ số BMI thấp hơn 30. Kết quả là với những trường hợp có BMI từ 30- 34.9 thì tỷ lệ chênh lệch (OR) suy hô hấp là 2.32 (trong khoảng tin cậy 95% từ 1.31 đến 4.09) , mức độ cần tiếp nhận chăm sóc đặc biệt có tỷ lệ OR là 4.96 (từ 2.53 đến 9.74), làm gia tăng nguy cơ cao hơn. Ở chỉ số OR 1.71 (0.80- 3.64) không cho thấy khả năng tử vong trong 30 ngày. Với những bệnh nhân béo phì cao hơn với BMI từ 35 trở lên, suy hô hấp là OR 3.24 (1.21- 8.68), khả năng cần tiếp nhận ICU là OR 6.58 (2.31- 18.7), và tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là OR 12.10 (3.24- 45.1). Tất cả các trường hợp này đều có nguy cơ cao đáng kể.
Ông Rottoli đã nói, “Các bác sĩ nội khoa khám tổng quát nên biết rằng không chỉ những người bị béo phì nặng mà tất cả những người bị béo phì đều có nguy cơ làm cho tình trạng nhiễm COVID-19 trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân béo phì có chứa lượng vi rút nhiều hơn và thời gian lưu trữ vi rút lâu hơn trong cơ thể so với những bệnh nhân bình thường khác. Cùng với đó, thời gian mắc bệnh và điều trị cũng lâu hơn”. Theo nhận định của Marc Siegel ở Trung tâm Y tế Langon thuộc trường Đại học New York (NYU), “Kết quả đồng nhất khi tiến hành nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi đang thực hiện… nguyên nhân do béo phì là một loại tình trạng viêm mãn tính làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch.” Ông cũng nhấn mạnh rằng “cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim mạch,…cộng thêm béo phì là những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ông Rottoli cũng đưa ra lời khuyên cho những người béo phì nên giảm cân. “Việc giảm cân là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 đối với người béo phì trong cả thời gian trung hạn và dài hạn.
Bác sĩ Anbo- Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch?
Trong dây thần kinh tự chủ có dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm, khi chúng ta căng thẳng, dây thần kinh giao cảm bị kích thích, mạch máu co lại, gây suy giảm lưu lượng máu. Kết quả là chức năng tuần hoàn máu xấu đi, máu không truyền đến được tất cả các cơ quan trong cơ thể làm tăng áp lực lên các cơ quan trong quá trình hoạt động. Các tế bào miễn dịch chống lại vi rút và vi khuẩn tồn tại và hoạt động chủ yếu trong máu, vì vậy khi lưu lượng máu giảm, hệ miễn dịch cũng suy yếu theo. Có thể nói việc tăng gánh nặng lên các cơ quan và hệ miễn dịch suy giảm do rối loạn tuần hoàn máu là tác nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng thể chất. Các tế bào miễn dịch không hoạt động, các cơ quan trong cơ thể cũng không thể hoạt động và nếu điều này xảy ra đồng thời thì việc cơ thể nhiễm bệnh là điều đương nhiên.
Tuần hoàn máu và hạ thân nhiệt có liên quan mật thiết với nhau. Việc tăng nhiệt độ cơ thể làm tăng lưu lượng máu và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Sự kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động đồng nghĩa với số lần chủng ngừa cũng tăng lên và các tế bào miễn dịch cũng hoạt động tích cực hơn. Phần lớn nhiệt độ cơ thể được tăng lên từ cơ vì vậy cần các hoạt động tạo cơ và sử dụng cơ thể để kích thích nhiệt từ các cơ. Nói chung, phụ nữ sẽ có ít cơ với thân hình mảnh mai hơn, còn những người yếu bụng thường bị hạ thân nhiệt và dễ ốm đau.
Quay lại danh sách