HEALTH2022/10/06

Mục tin tức sức khỏe Fucoidan tháng 10: Bạn đã được bổ sung đủ lượng i-ốt chưa?

Fucoidan Health News October 2022
Are you getting enough iodine?

Bạn đã được bổ sung đủ lượng i-ốt chưa?

I-ốt là một vi chất dinh dưỡng cần thiết và là một trong những thành phần quan trọng của thyroxine. Thyroxine đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, chẳng hạn như chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giữ ấm cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển.

Nhưng làm thế nào để bạn biết lượng i-ốt hàng ngày bạn bổ sung đã đủ hay chưa? Có nên ăn rong biển hay những thực phẩm bổ sung i- ốt? Chúng ta hãy cùng nghe ý kiến từ các chuyên gia nhé.

Chúng ta cần bao nhiêu lượng i-ốt mỗi ngày?

Cơ thể chúng ta không sản xuất i-ốt và cũng không thể dự trữ một lượng lớn i-ốt nên chúng ta phải bổ sung một lượng nhỏ i-ốt vào chế độ ăn uống thông thường. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị bổ sung 150 mcg i-ốt hàng ngày cho thanh thiếu niên( trên 12 tuổi) và người lớn 250 mcg i-ốt mỗi ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, giới hạn trên an toàn cho người trưởng thành là 1.000 micrograms i-ốt mỗi ngày.

Những thực phẩm giàu i-ốt

  • Rong biển (tảo bẹ, rong wakame, rong biển và rong kombu) là một trong những nguồn cung cấp i -ốt dồi dào. Mỗi loại rong biển chứa một lượng i-ốt khác nhau. Tảo bẹ thường có trong chế độ ăn của cư dân Okinawa, là loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và fucoidan đồng thời ít calo. Ăn rong biển 1-2 lần mỗi tuần có thể giúp duy trì sức khỏe tốt.
  • Muối i-ốt là nguồn i-ốt ổn định nhất có sẵn ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị lượng muối ăn hàng ngày không quá 5 gram cho mỗi người. Tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến lượng natri trong cơ thể quá cao, làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • I-ốt cũng có trong trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hải sản như tôm, cá ngừ và cá tuyết.
  • Trái cây và rau quả có chứa i-ốt nhưng hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào đất trồng và loại phân bón được sử dụng.

Điều gì xảy ra nếu cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều i-ốt?

Ở Nhật Bản, tình trạng thiếu i-ốt hiếm khi xảy ra do chế độ ăn nhiều rong biển. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, lượng i-ốt vẫn chưa được cung cấp đủ trong chế độ ăn. Khi cơ thể bạn thiếu i-ốt, tuyến giáp sẽ phát triển lớn hơn nhằm bù đắp lượng thiếu hụt và hình thành bướu cổ. Ăn không đủ i-ốt cũng làm suy giảm chức năng tuyến giáp. Giảm sản xuất hormone tuyến giáp có thể dẫn đến “suy giáp”. Người lớn có thể gặp các triệu chứng như phản xạ chậm, béo phì, rối loạn kinh nguyệt, tóc khô và mỏng, da sưng và khàn giọng. Ngoài ra, thiếu i-ốt khi mang thai có thể gây nguy cơ sẩy thai, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Do đó, nếu bạn lo lắng về việc không nạp đủ i-ốt, chúng ta có thể ăn nhiều thực phẩm giàu i-ốt hơn như rong biển và rong biển khô để bổ sung i-ốt không? Rất tiếc, câu trả lời là không. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến lượng i-ốt trong cơ thể cao hơn. Ở cơ thể người lớn khỏe mạnh, lượng i-ốt tăng lên có thể được điều chỉnh bằng cách bài tiết, với hầu hết lượng i-ốt dư thừa được bài tiết qua nước tiểu, qua thận và qua phân. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều i-ốt trong thời gian dài có thể làm giảm việc sản xuất hormone tuyến giáp và gây ra các vấn đề như suy giáp, mắt lồi, bướu cổ, giảm cân, nhịp tim nhanh và các vấn đề khác ở một số người dễ bị tổn thương.
Sau cùng, như đã đề cập ở trên, điều quan trọng nhất là phải bổ sung một lượng i-ốt thích hợp và đều đặn.


Vì UMI NO SHIZUKU Fucoidan được chiết xuất từ ​​rong biển nên một số người lo lắng rằng việc sử dụng sản phẩm hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, UMI NO SHIZUKU Fucoidan chứa rất ít i-ốt. Đối với Fucoidan dạng viên nang, phải uống một lượng lớn từ 100 viên trở lên mỗi ngày mới vượt mức cho phép của cơ thể, còn Fucoidan dạng nước thì hầu như không chứa i-ốt nên bạn cứ yên tâm uống nhé.

Bổ sung lượng i-ốt phù hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Thiếu hụt và dư thừa i-ốt đều có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến cường giáp hoặc suy giáp. Vì vậy, chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ i-ốt từ chế độ ăn uống thông thường của mình. Nếu bạn không chắc chắn lượng iốt thế nào là đủ, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để kiểm tra chức năng tuyến giáp nhé.

References:
https://www.ejim.ncgg.go.jp/public/overseas/c03/03.html
https://www.fhs.gov.hk/tc_chi/health_info/woman/30146.html
https://www.thyroid-expert.net/thyroid-and-iodine/

Quay lại danh sách

Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng (Tiếng Việt)