Làm thế nào để tránh căng thẳng về vi rút Corona (Covid-19)?
Sau đợt dịch Covid-19 đầu tiên, rất nhiều người đã trải qua cảm giác lo lắng. Hiện tượng này gọi là “phản ứng tâm lý”. Một vài người sẽ trở nên căng thẳng, hoang mang hơn do vi rút Corona. Một số khác đặc biệt sẽ lo sợ mùa cúm sắp tới có thể đến cùng với làn sóng Covid-19 thứ hai. Khi tập trung tinh thần quá nhiều vào một cảm giác đặc biệt sẽ khiến cho bạn trở nên nhạy cảm hơn với nó. Nói cách khác, nếu bạn càng suy nghĩ về một vấn đề nào đó, bạn càng cảm thấy lo lắng hơn. Tâm lý này sẽ càng tăng cao khi bạn rơi vào trạng thái tiêu cực, vì vậy chúng ta cần phải tháo gỡ những vướng mắc ở đâu đó để thay đổi lại trạng thái tinh thần trở nên tích cực hơn. Có một điều quan trọng cần nhớ ở đây: đừng chối bỏ cảm giác lo lắng và sợ hãi.
Ngay từ đầu, mỗi con người đều có sự lo lắng trong cuộc sống và nỗi sợ hãi về cái chết. Cũng giống như mong muốn luôn được khỏe mạnh khi đối diện với tâm lý bệnh tật, cảm giác muốn cuộc sống trở nên tốt hơn và nỗi sợ về bệnh dịch giống như hai mặt khác biệt của đồng xu. Nhưng đây là cảm giác tự nhiên của con người. Do đó, điều cần thiết là phải học cách sống chung hơn là cố gắng loại bỏ nó. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về số ca lây nhiễm. Trật tự thế giới đang đứng trước nguy cơ do số lượng người nhiễm bệnh ngày một tăng và sự khủng hoảng này khó mà lường trước được. Từ nguồn gốc của sự căng thẳng này, bạn có thể lo lắng, sợ hãi và kiệt sức khi đại dịch tiếp tục kéo dài.
Những điều bạn muốn ghi nhớ để có thể đối phó với sự lo lắng
Đừng cố gắng kiểm soát nỗi sợ
Trong tình huống như vậy, hiếm ai có thể bình tĩnh như bình thường được. Tốt hơn bạn nên coi sự căng thẳng này là phản ứng tự nhiên giống như việc chúng ta cảm thấy khó khăn khi phải xem những tin sốc, thiếu lạc quan.
Cố gắng tiếp tục duy trì những thói quen hàng ngày
Tiến sĩ Bessel van der Kol, một bác sĩ tâm thần đã chỉ ra tầm quan trọng của việc “lập kế hoạch” cho cuộc sống khi phải đối mặt với nhiều sự bất tiện như làm việc từ xa, hoặc là cho cả việc giải trí hay sở thích cá nhân. Ngay cả khi, đó không phải là một lịch trình chi tiết, bạn cũng cần lên kế hoạch cho những việc như chăm sóc cây cối, thú cưng và nấu ăn. Hãy trải nghiệm vai trò của các công việc và những thói quen hàng ngày. Trong trường hợp phải làm việc tại nhà, cũng cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lý.
Làm việc của bạn
Từ công việc, các hoạt động tình nguyện và những việc cần thiết ở nhà sẽ giúp bạn thấy có vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Hít thở sâu và thường xuyên vận động
Khi bạn lo lắng hoặc lúc ở nhà, bạn thường sẽ ít hoạt động hơn và nhịp thở giảm một cách vô thức. Bằng cách thở ra từ từ có ý thức và nhẹ nhàng chuyển động cơ thể, lượng tiêu thụ oxy tăng lên và lưu lượng máu đi khắp cơ thể được cải thiện. Tuy nhiên, trong thời gian nắng nóng gay gắt, bạn không nên tập thể dục ngoài trời để tránh bị say nắng.
Duy trì thói quen và giữ giấc ngủ điều độ
Có vẻ như các hoạt động của cơ thể được điều chỉnh bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Giấc ngủ thất thường có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần giống như hội chứng chênh lệch múi giờ.
Ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý
Về cơ bản, tốt hơn bạn nên bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và protein để cải thiện khả năng miễn dịch và môi trường bên trong cơ thể.
Cười, nói
Khi cười to, bạn cảm thấy như thể những thứ độc hại trong cơ thể được thoát ra ngoài và mọi suy nghĩ cũng nhẹ nhàng hơn. Dù cho không thể gặp gỡ và trò chuyện với bạn bè trong một thời gian dài, nhưng bằng cách nói chuyện qua điện thoại hoặc trực tuyến, mọi người có thể chia sẻ các vấn đề của nhau và giải tỏa cảm xúc.
Khen, chê
Đôi khi bạn muốn làm việc chăm chỉ. Những lúc đó, hãy thử khen ngợi bản thân
Chất dinh dưỡng làm giảm bớt căng thẳng
Vitamin C và E
Vitamin C là một trong những thành phần của cortisol, được gọi là hormone chống căng thẳng. Việc giải phóng cortisol để sẵn sàng cho cơ thể đối phó với việc căng thẳng. Vitamin E cũng tham gia sản xuất hormone chống căng thẳng. Khi kết hợp với nhau, vitamin C và vitamin E tăng cường phản ứng phòng vệ chống lại các áp lực khác nhau. Trong khi cortisol làm giảm căng thẳng thì nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ như bệnh tiểu đường và làm suy yếu khả năng miễn dịch nếu nó tiết ra nồng độ trên mức cho phép.
Tryptophan / nhóm vitamin B
Axit amin thiết yếu Tryptophan có trong hạt vừng và các sản phẩm từ đậu nành là nguyên liệu của chất truyền dẫn thần kinh Serotonin giúp bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng.
Nhóm vitamin B
Bạn có thấy rằng cuộc sống càng hiện đại, con người càng dễ bị căng thẳng, không thể tập trung hoặc thường xuyên có cảm giác bồn chồn? Xuất hiện những cảm xúc này là do sự thiếu hụt vitamin nhóm B, gây ra bởi sự xáo trộn trong thói quen ăn uống hàng ngày. Bộ não sẽ giải phóng năng lượng khi phải đối phó với căng thẳng. Tuy nhiên, để quá trình chuyển hóa glucose hiệu quả, một nguồn dinh dưỡng của não chuyển biến thành năng lượng, cần có sự hỗ trợ từ các vitamin nhóm B khác nhau, chẳng hạn như vitamin B1, B2 hoặc B6. Nếu bạn không có đủ vitamin B, não của bạn sẽ cạn kiệt năng lượng và bạn sẽ không thể tập trung hoặc thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
Quay lại danh sách