Phát Triển Bền Vững
Khí thải CO2 là một phần tất yếu của cuộc sống. Con người càng theo đuổi lối sống hiện đại thì càng thải ra nhiều khí thải hơn. Như chúng ta đã biết, cây xanh hấp thụ khí CO2 thải ra từ các hoạt động của con người và cây xanh cũng có tác dụng làm cho không khí sạch hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biển và rong biển có thể hấp thụ lượng khí CO2 nhiều hơn các loại cây cối mọc trên đất liền.
Carbon xanh là thuật ngữ chỉ carbon (CO2) được lưu giữ trong các hệ sinh thái biển như thảm rong biển. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung là rừng hấp thụ khí cacbonic và đại dương cũng vậy. Trên thực tế, nó hấp thụ khí cacbonic nhiều gấp 2,4 lần so với cây cối trên đất liền. Theo cơ chế, khí cacbonic dễ tan trong nước nên khí cacbonic trong khí quyển sẽ hòa tan trong nước biển. Ngoài ra, các hệ sinh thái biển như rong biển hấp thụ khí cacbonic thông qua quá trình quang hợp. Khi rong biển bị rách, nó sẽ trở thành “tảo nổi” nổi trên mặt biển. Rong biển không lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nó, không chết ngay lập tức ngay cả khi nó bị xé rách. Đặc biệt, các loài tảo Sargassum fulvellum có các quả bóng hình cầu ở lá, nó trôi dạt ra khơi rồi chìm xuống biển sâu. Đây là cách mà “carbon xanh” được lưu giữ dưới đáy biển.
* Tạp chí JIME Vol. 52, số 6 (2017)
-
Nơi có rong biển mọc dày gọi là “thảm rong biển”. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái biển và thực sự được ví như một khu rừng dưới nước. Tuy nhiên, những thảm rong biển này vẫn tiếp tục bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như việc cải tạo các vùng ven biển, thay đổi môi trường do nhiệt độ nước biển tăng, lượng rong biển giảm và sự già đi của các ngư dân thu hoạch rong biển. Việc tăng cường các thảm rong biển để làm phong phú hệ sinh thái biển là rất quan trọng. Hãy cố gắng làm những gì chúng ta có thể để cải thiện tình trạng này.
Từ xa xưa, rong biển đã được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều báo cáo chỉ ra rằng chất xơ và polysaccharides có trong rong biển có rất nhiều tác dụng đa dạng. Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, các thành phần trong rong biển như axit alginic, carrageenan và agar được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả y tế và các ngành công nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về rong biển và khuyến khích mọi người ăn rong biển nhé. Chúng tôi tin rằng phát triển việc trồng rong sẽ làm tăng lên các thảm rong biển. Khi bạn sử dụng hay nuôi trồng rong biển, hãy tưởng tượng rong biển trôi dạt trong đại dương rồi biến thành “carbon xanh” như thế nào.
Để chiết xuất được 10g Fucoidan cần đến 1kg rong biển. Vì thế, phải tiêu thụ một lượng lớn rong biển cho quá trình sản xuất fucoidan. Mặc dù nhiệm vụ của chúng tôi là tiến hành các công trình nghiên cứu về fucoidan nhưng chúng tôi cũng tin rằng việc “sản xuất” và “tiêu thụ” fucoidan là một sự khởi đầu tuyệt vời từ góc nhìn của SDGs. Chúng tôi tin rằng trách nhiệm của mình là quảng bá rộng rãi các tác dụng của Fucoidan để giúp mọi người duy trì cuộc sống khỏe mạnh cũng như làm tăng lượng tiêu thụ fucoidan.